Kiến Trúc

Các loại gỗ công nghiệp có ưu và nhược điểm gì

Thứ năm,29/03/2018
1241 Lượt xem

Thiết kế nhà là một vấn đê được nhiều khá chú trọng hiện nay. Một căn nhà đẹp không chỉ đảm bảo có đầy đủ công năng mà phải có tính thẩm mỹ cao.

Để một căn nhà có đầy đủ 2 yếu tố trên thì việc tham khảo từ các công ty thiết kế hay kiến trúc sư là rất cần thiết. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay thì nhiều công ty thiết kế được đưa vào hoạt động.

Công ty Kiến Trúc Việt là một đơn vị khá có tiếng trong ngành thiết kế, công ty chuyên cung cấp các bản vẽ thiết kế nhà ở và các công trình công cộng hạng mục nhỏ.
 

Công ty còn nhận thi công thiết kế và thiết kế nội thất và thiết kế nhà đà nẵng . Với những bản vẽ có tính ứng dụng cao  và các công trình hoàn thành có chất lượng cao thì đây chắc chắn là một địa chỉ uy tín cho những ai đang có ý định xây một ngôi nhà đẹp. 
 

Gỗ công nghiệp là một loại vật liệu khá phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Dưới đây sẽ là ưu nhược điểm của từng loại gỗ công nghiệp, các bạn có thể tham khảo để lựa chọn sao phù hợp với mục đích sử dụng.
 

1. Gỗ MDF (Medium Density fiberboard) – Gỗ ép

Gỗ ép là loại gỗ công nghiệp có độ bền cao, kích thước lớn và phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc và khí hậu của các nước cùng khí hậu nhiệt đối.

Gỗ ép được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất và xây dựng. Gỗ ép được sản xuất theo quy trình gỗ xay nhuyễn trộn với keo kỹ càng.

Tỷ trọng của gỗ ép trung bình là 520-850kg/m3. Trên thị trường hiện nay thì gỗ ép trơn là phổ biến nhất. Gỗ ép thường được phủ veneer, bả và cuối cùng là sơn phủ PU.

MDF thường được dùng nhất mà MDF chống nước loại trơn, vật liệu quyết định nên độ chịu nước của loại này đó là keo chống nước được trộn trong quá trình sản xuất.

Những cách cửa hay các đồ nội thất trong phòng bếp và phòng tắm thường được làm tư loại MDF chống nước.  3 dòng sản phẩm phổ biến hiện nay là MDF trơn, chịu nước và melamine. Trên thị trường hiện có 3 dòng sản phẩm gỗ MDF chính bao gồm: trơn, chịu nước và melamine. 
 

Ưu điểm của loại này là dễ thi công và thường được sử dụng cho các công trình có mặt bằng lớn và không có quá nhiều chi tiết. Loại gỗ ép có một nhược điểm lớn là khả năng chống nước là rất kém và dễ bị phồng. Loại MDF chống nước thì lại có giá thành khá cao.
 

2. Gỗ PB (Particle board) – Ván gỗ dăm

Loại ván gỗ dăm này thì có nguyên liệu từ gỗ rừng trồng như cao sưu, bạch đàn, keo hay thông. Loại ván gỗ này cũng có độ bền khá cao, kích thước bề mặt rộng và phong phú về chủng loại.

Ván gỗ dăm được phủ melamine hoặc veneer để trang trí. Ván dăm được sử dụng chủ yếu trong trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc dùng trong gia đình.

Quy trình sản xuất ván gỗ dăm cũng tương tự như gỗ ép là trộn gỗ với keo để ép, nhưng ván gỗ dăm thì xay gỗ ra thành dăm nên ván thường có độ liên kết không tốt bằng ván ép.

Ván dăm trơn là loại khá phổ biến trên thị trường hiện nay, khi sử dụng thì thường đươc phủ veneer, sơn hoặc PU. Gỗ ván dăm thường có độ dày từu 8- 32 cm.
 

Ưu điểm của loại ván gỗ này là rất dễ thi công và được chuộng trong các công trình đơn giản, diện tích mặt phẳng thi công lớn.

Nhược điểm của loại ván gỗ này đó là độ liên kết không cao nên độ bền không được tốt, khi gặp nước thì rất dễ bị bở ra.
 

3. Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

Gỗ MFC là loại ván gỗ dăm phủ nhựa melamine. Nguyên liệu làm loại gỗ này là những cây gỗ trồng để sản xuất chuyên biệt. Những cây gỗ không cần là cây dài ngày và không cần cây to.

Người ta băm nhỏ loại cây này và trộn với keo ép để tạo độ dày. Đây là loại gỗ công nghiệp có nguyên liệu gỗ khá chất lượng chứ không phải gỗ tạp như nhiều loại khác.

Bề mặt gỗ MFC hoàn thiện sử dụng PVC để tráng hoặc giấy in vân gỗ để tạo vẻ đẹp như gỗ tự nhiên và tráng bề mặt  hoàn thiện để chống ẩm, chống nước và chống trầy xước.

Gỗ MFC có ưu điểm là dễ thi công và sử dụng cho các công trình đơn giản. Còn nhược điểm của loại gỗ này cũng giống như các loại gỗ công nghiệp khác là rất sơn nước.
 

4. Gỗ Veneer

Gỗ veneer là môt lớp gỗ tự nhiên mỏng và được sử dụng làm bề mặt cho các loại gỗ ép được kể trên. Gỗ veneer được lạng mỏng từ các loại gỗ  tự nhiên như xoan đào hoặc sồi.

Bề mặt veneer rất đẹp vì hoàn toàn là gỗ tự nhiên. Những đồ nội thất hay thiết kế cần độ dày thì bên trong có thể sử dụng gỗ công nghiệp là lót veneer ở ngoài.

Ưu điểm của loại gỗ này đó là dễ gia công và có thể sử dụng trong các công trình phức tạp. Nhược điểm là rất dễ bị trầy xước và bong tróc. 

Bình luận facebook
Danh Mục Tin Tức
Có thể bạn quan tâm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập : 10
  • Ngày hôm nay : 145
  • Ngày hôm qua : 333
  • Tuần hiện tại : 1.698
  • Tuần trước : 663
  • Tháng này : 35.012
  • Tháng trước : 21.831
  • Tổng lượt truy cập : 303.154